VAI TRÒ CỦA SỰ PHÂN KỲ LỊCH SỬ NAM TIẾN VÀ NHỮNG DẤU ẤN BẢN SẮC. Những mốc thời gian và địa điểm được nhắc đến nhiều trong sách này. Đã như một mặc định, lịch sử Nam tiến của người Việt trải dài suốt từ thời nhà Lý đến các vua Nguyễn, như một đường thẳng tiệm tiến; các năm 1306, 1402 hoặc 1471 chỉ là những cột mốc đánh dấu cái dòng chảy rất đều, không ngừng nghỉ của các đoàn người Nam tiến. Thực ra nếu nhìn kỹ vào từng giai đoạn ta sẽ thấy cái dòng chảy ấy không đều như đã nghĩ. Nó có những lúc dữ dội để chiếm hữu, lúc lắng lại để định hình, lúc thì nếp ăn, nếp ở, ngôn ngữ, phong tục thiên về người Chàm, lúc thì chuyển hẳn sang Việt, lúc thì song song tồn tại kéo dài hàng trăm năm; lúc thì người Chàm cố công giữ gìn nếp sống cha ông, nhưng lại có lúc dường như họ đã nỗ lực, cố công quên đi gốc gác! Khi đưa ra con số 500 năm (từ 1306 đến 1802) chúng tôi không chỉ lấy tròn một con số mà bản thân nó đã có thể tạo nên ấn tượng về một quãng thời gian đủ đ
Bài đăng
Có một câu chuyện vui: Một anh chàng Quảng Nam đến chơi nhà bạn lúc gia đình bạn đang ăn cơm, đúng ra là đang ăn mì Quảng. Bạn mời nhưng anh ta ngượng nên từ chối mặc dù đang đói. Người bạn bảo con ra vườn hái mấy trái ớt xanh, anh chàng Quảng Nam buột miệng nói: “Có ớt xanh hả , vậy thì làm một tô đi !”. Chuyện vui mà rất thật, rất nhiều người Quảng Nam chỉ vì trái ớt xanh mà hì hục làm cho được một bữa mì Quảng. Ớt xanh và mì quảng Hình như, mọi người thường nói, trong cả ba xứ Bắc-Trung-Nam thì người Quảng Nam nấu nướng kém nhất. Không kể chi xứ Huế cố đô vương giả cũ nấu nướng cầu kỳ, phần lớn người miền Quảng Nam đều có cách nấu nướng khẩu vị riêng của họ. Khoan hãy nói đến ngon dở vì điều này nó cũng tương đối như bất cứ sự tương đối nào khác, chỉ cần hay rằng người Quảng Nam đi ra Bắc hay vào Nam đều cảm thấy không ngon miệng và luôn nhớ về món ăn quê nhà. Đó là khẩu vị gì vậy ? Khẩu vị Bắc - Nam hình như đã được gọi tên, còn khẩu vị Quảng Nam là khẩu vị gì, khẩu vị
Năm 1991, sau bao năm bị lãng quên, liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam được thành lập và cũng có nghĩa từ đó, tên gọi “võ ta” được hoàn toàn thay thế bằng tên gọi mới là “võ cổ truyền”. Võ sư Võ Kiểu, nguyên tổng thư ký liên đoàn Quyền thuật miền Trung trước 1975, bức xúc: “Võ ta đã gắn bó với dân tộc ta từ hàng ngàn năm qua, nó mang một vẻ đẹp không môn phái nào trên thế giới có được, nó không chỉ là một môn võ phòng thân, chống lại bao giặc thù hàng ngàn năm qua mà còn là một lối sống, một nhân sinh quan, một tư tưởng vô cùng quan trọng trong hệ thống tư tưởng Việt Nam. Đánh mất tên gọi “võ ta”, là chúng ta đã vô tình đánh mất luôn cả cái hệ tư tưởng Việt Nam quý giá ẩn chứa trong môn võ vô cùng đẹp này! " Tôi ngày càng hiểu được rằng học võ, đấu võ là để hoà chứ không phải để thắng. Sống ở đời cũng vậy, hãy tìm cái hoà trong các mối quan hệ chứ đừng cố công tìm lấy sự chiến thắng . Cao nhơn tất hữu cao nhơn trị. Không có người thực sự vô địch của tất cả đâu. Võ s
Truyện khoa học giả tưởng của Hồ Trung Tú. Điều gì sẽ xảy ra khi ta bay với vận tốc ánh sáng, rồi lớn hơn ánh sáng cỡ một triệu lần, ba trăm tỉ ki lô mét một giây chẳng hạn ? Anhxtanh bảo rằng thời gian sẽ chậm lại, chậm một cách khủng khiếp, chậm đến mức như đứng lại. Còn ta thì sẽ bé đi, không phải bằng một cây tăm mà bằng một cái gì đó có quỷ mới biết được. Và lúc ấy ta sẽ chu du cùng khắp trong vũ trụ này. Vào lúc đó. .. Cái ngày xa xôi ấy, ở hành tinh V86 phi thuyền Actua 12 của trái đất có dáng như hai cái đĩa úp vào nhau đang đậu trên một đồng cỏ xanh mượt. Nếu khi bay nó có màu ánh bạc thì bây giờ, đứng xa trong ánh hoàng hôn nhập nhoạng, trông nó như một lùm chà là như những lùm chà là khác mọc rải rác trên đồng cỏ. Một chiếc mặt trời đã chạm tới đường viền của đỉnh núi có nhiều vết sụt gãy rồi bắt đầu chìm dần sau dãy núi tím biết. Chiếc thứ hai cũng một lúc nữa thôi. Một cặp sao đôi, khối lượng không lớn lắm nhưng cũng đủ
II. VẤN ĐỀ THẾ HỆ Có một thực tế diễn ra vào thời các vua Nguyễn là: Sau những năm dài chiến tranh, loạn lạc (200 năm phân tranh Trịnh-Nguyễn rồi cuộc nổi dậy của nhà Tây Sơn, chiến tranh giữa chúa Nguyễn với Tây Sơn, Tây Sơn với những cuộc bắc tiến và với nhà Thanh), làng xóm trở lại cảnh thanh bình. Những lễ tục được phục hồi, các dòng họ cũng bắt đầu chú ý đến gốc gác, phổ hệ. Một phong trào viết gia phả nổi lên khắp nơi, mạnh nhất là dưới thời Tự Đức, phát sinh một sự tranh giành tộc to, họ lớn [1] ; tranh nhau tiền hiền khai canh, lập ấp. Ai cũng muốn mình là người đầu tiên đặt chân lên mảnh đất làng này từ 1471 nên số đông các gia phả ở Quảng Nam đều ghi: Ngài (Họ) Quý Công đã theo vua Lê Thánh Tông bình Chiêm năm Hồng Đức nhị niên định cư ở lại làng...từ thời đó . Ở Quảng Nam hiện nay rất khó để tìm ra một gia phả nào đó có bản gốc được viết từ trước nhà Nguyễn 1802 mà thường là được lập lại, tu bổ, chép lại dưới thời Tự Đức về sau, và điều này đã tạo nên không ít khó khă